- Tất nhiên, Apple sẽ không có được vị thế như ngày nay nếu Steve Jobs là một người xấu toàn diện. Ông ấy là một con người phức tạp. Như mọi người vẫn thường nhìn thấy ông trước công chúng, chỉ cần ông ấy muốn thì mọi người sẽ thấy Steve lịch lãm đến nhường nào.
- Trước khi lập gia đình, Steve thực sự là một con người của công việc. Ông ở công ty nhiều hơn ở nhà; ở nhà, ông chỉ ăn tối qua loa rồi đi ngủ. Những năm 90 khi ông sống ở căn nhà Woodsiđe, bữa tối cũng có người khác chuẩn bị giúp.
- Một trong những lý do khiến Steve Jobs trở thành biểu tượng của ngành công nghệ là khả năng trình diễn bậc thầy của ông. Hàng triệu tín đồ của Apple trên khắp thế giới luôn hào hứng ngóng chờ màn trình diễn của ông ấy.
TTO - "Chúng tôi ai cũng có điện thoại di động. Nhưng ai cũng ghét chúng, vì thật khó chịu khi dùng chúng. Phần mềm tệ hại, phần cứng thì tồi tàn. Khi chúng tôi nói chuyện với bạn bè, hóa ra họ cũng đều không ưa điện thoại di động".
- "Khi tuyển đụng nhân tài, bạn phải giao cho họ một mảng công việc và để họ tự tung tự tác. Như thế không có nghĩa là tôi không phải đưa ra nhận xét. Nhưng lý do bạn thuê họ là bởi vì bạn muốn trao dây cương cho họ điều khiển.
Tôi muốn họ đưa ra được những quyết định hiệu quả như tôi hoặc hơn tôi. Và để làm được điều đó, bạn phải cho họ biết mọi thứ, không chỉ giới hạn ở mảng công việc của họ, mà là tất cả các khía cạnh của công việc.
Vào sáng thứ Hai hàng tuần chúng tôi xem xét lại toàn bộ công việc của mình. Chúng tôi xem xét những gì đã bán được tuần trước. Chúng tôi xem xét từng sản phẩm đang trong giai đoạn phát triển, những sản phẩm đang gặp rắc rối, những sản phẩm có nhu cầu tiêu thụ cao hơn khả năng sản xuất của chúng tôi. Chúng tôi xem xét tất cả những gì đang diễn ra. Và chúng tôi làm điều đó mỗi tuần. Tôi đặt ra một lịch trình - 80% trong đó có nội dung tương tự như tuần trước đó, và tuần nào chúng tôi cũng làm thế.
Apple không có nhiều thủ tục, nhưng đó là một trong số ít các việc mà chúng tôi làm để thống nhất quan điểm với nhau".
Về việc xử lý các vướng mắc
"Tại Pixar, trong quá trình sản xuất bộ phim Toy Story (Câu chuyện đồ chơi), có lúc chúng tôi buộc phải thừa nhận rằng cốt truyện phim chẳng có gì hay ho. Chúng tôi đã ngừng sản xuất trong 5 tháng. Chúng tôi vẫn trả lương cho mọi người đù họ không phải làm gì, trong khi chờ hoàn thiện nội dung phim cho tới khi nó thực sự trở thành Toy Story. Nếu chúng tôi không có can đảm dừng lại, thì có lẽ đã không có một bộ phim Toy Story như hiện nay, và có lẽ cũng chẳng bao giờ có một hãng Pixar nào cả.
Chúng tôi gọi đó là ‘cuộc khủng hoảng cốt truyện’ - chúng tôi không hề muốn gặp phải sự cố đó một lần nữa. Nhưng anh biết không, mỗi bộ phim đều có một cuộc khủng hoảng như vậy. Giờ đây chúng tôi không còn phải dừng việc sản xuất trong 5 tháng nữa. Chúng tôi đã khôn ngoan hơn rồi. Nhưng dường như luôn luôn có một thời điểm mà mọi việc không theo ý muốn, và bạn dễ dàng tự lừa phỉnh mình - tự nhủ rằng mọi việc rồi sẽ chẳng đi đến đâu trong khi trái tim bạn biết rằng điều đó là không đúng.
Điều này cũng xảy ra với hầu hết các dự án lớn của Apple… Tôi lấy ví dụ là iPhone. Chúng tôi có một thiết kế khác cho chiếc iPhone, và khi đó đã gần tới thời điểm giới thiệu sản phẩm này nên rất khó có thể thay đổi được thiết kế của nó. Nhưng một buổi sáng thứ Hai, tôi bước vào phòng và nói: "Tôi không thích nó. Tôi không thể thuyết phục được mình rằng hãy yêu thiết kế này. Nên nhớ, đây là sản phẩm quan trọng nhất mà chúng ta từng làm".
Và thế là chúng tôi khởi động lại từ đầu. Chúng tôi kiểm tra những mô hình đã làm và các ý tưởng từng có. Và rồi chúng tôi đã tạo ra được chiếc iPhone như anh thấy đây - nó tốt hơn phiên bản cũ rất nhiều. Thật tệ hại bởi vì chúng tôi phải tới trước mặt nhóm làm việc rồi nói: ‘Tất cả những gì các bạn đã và đang làm một năm nay, chúng ta sẽ vứt bỏ hết rồi bắt đầu lại từ đầu. Hơn thế nữa, chúng ta sẽ phải làm việc với tần suất gấp đôi vì giờ đây chúng ta không còn nhiều thời gian nữa’. Anh biết khi đó mọi người nói gì không? Họ nói: ‘Cho chúng tôi tham gia với’.
Những gì xảy ra còn vượt quá tưởng tượng của tôi, bởi vì đây không chỉ là vấn đề khoa học và kỹ thuật. Bên cạnh đó còn có cả nghệ thuật nữa. Đôi khi bạn vướng vào một cuộc khủng hoảng như thế, và bạn không chắc liệu mình có thể thoát ra được hay không. Nhưng chúng tôi luôn làm được điều đó, và vì thế chúng tôi cũng xây dựng được cho mình một sự tự tin nhất định, đù rằng đôi khi chúng tôi cũng không tránh khỏi những băn khoăn. Theo tôi, điều quan trọng là vào những khi đó chúng tôi không hề hoảng sợ. Chúng tôi đã dồn hết tâm tư, tình cảm của mình vào những việc đó".
Về thời điểm quan trọng của Ipod
"Chúng tôi gặp khó khăn trong một thời gian vì nhiều lý do, Mac vẫn chưa được nhiều người chấp nhận, họ sử dụng Windows. Chúng tôi đã phải làm việc rất vất vả mà thị phần công ty lại không hề tăng lên. Điều đó đôi khi khiến tôi băn khoăn không biết
liệu mình có sai không. Có thể sản phẩm của chúng tôi không tốt hơn như chúng tôi vẫn nghĩ. Hoặc là mọi người không quan tâm tới sản phẩm này - và đây là điều còn tệ hại hơn.
Nhưng hóa ra với iPod, chúng tôi đã vượt qua được lối suy nghĩ tù túng đó. Thật tuyệt vời vì điều đó cho thấy rằng những sáng tạo của Apple, công nghệ của Apple, và thiết kế của Apple có tầm quan trọng. iPod chiếm 70% thị phần. Thật khó có thể nói cho hết tầm quan trọng của điều đó sau khi chúng tôi đã bỏ ra hàng năm trời lăn lộn mà vẫn chỉ thấy 4% -5% thị phần dành cho Mac. Những gì đã diễn ra với iPod là một nguồn khích lệ vô cùng lớn lao cho tất cả chúng tôi".
Về những gì họ làm tiếp theo
"Chúng tôi sản xuất nhiều hơn. Chúng tôi làm việc nỗ lực hơn. Chúng tôi nói: ‘Điều này thật tuyệt. Hãy làm thêm nữa nào’. Thị phần của Mac tăng lên hàng quý. Chúng tôi phát triển nhanh gấp 4 lần so với mức trung bình trong ngành. Công chúng bắt đầu chú ý hơn. Chúng tôi giúp các công ty trong ngành cùng phát triển. Chúng tôi đặt các bộ xử lý của Intel vào và có thể chạy các ứng đụng máy tính song song với các ứng đụng của Mac. Chúng tôi phát triển và giúp lĩnh vực hoạt động của mình cùng phát triển. Nhưng tôi cho rằng điều quan trọng là cuối cùng mọi người cũng bắt đầu nhận ra rằng họ không còn phải chịu đựng Windows nữa - rằng đã có một lựa chọn thay thế. Tôi cho rằng trước đây chưa từng có ai nghĩ như thế cả".
Về việc mở cửa hàng Apple
"Điều đó thật đơn giản. Những tín đồ của Mac sẽ cùng hướng tới một điểm đến, phải vậy không? Họ sẽ đi tới một nơi đặc biệt để làm điều đó. Nhưng với những người đang sở hữu Windows, chúng tôi muốn họ chuyển sang dùng Mac. Họ sẽ không phải đi tới nơi nào đặc biệt cả. Họ không nghĩ rằng họ muốn sử dụng Mac. Họ sẽ không phải tốn 20 phút lái xe nếu họ không thích thế.
Nhưng nếu chúng tôi đặt cửa hàng của mình ở một khu mua bán hay trên một con đường mà họ thường qua lại, như thế có nghĩa là chúng tôi sẽ giảm được từ 20 phút xuống còn 20 bước chân. Khả năng họ bước vào cửa hàng của chúng tôi sẽ cao hơn, bởi vì họ không phải mất gì cả. Vì thế chúng tôi quyết định đặt các cửa hàng Apple tại những vị trí có lưu lượng người qua lại đông. Và đó là một việc làm hiệu quả".
Về việc đón làn sóng công nghệ mới
"Mọi việc điễn ra khá chậm chạp. Bạn có thể nhìn thấy những làn sóng công nghệ trước khi chúng diễn ra, và bạn chỉ cần phải lựa chọn khôn ngoan rằng mình sẽ lướt trên làn sóng nào. Nếu lựa chọn sơ sẩy, bạn có thể để mất rất nhiều năng lượng, nhưng nếu bạn biết lựa chọn khôn ngoan, thì thực ra công việc này điễn ra khá chậm chạp. Nó kéo đài nhiều năm.
Một trong những điều nhận thức lớn nhất của chúng tôi nhiều năm trước là chúng tôi sẽ không đi vào lĩnh vực kinh doanh nào mà ở đó chúng tôi không sở hữu hay kiểm soát công nghệ chủ chốt, bởi vì như thế có nghĩa là tự sát.
Chúng tôi nhận ra rằng gần như tất cả - có lẽ là tất cả - các sản phẩm điện tử tiêu dùng trong tương lai, đều sẽ sử dụng phần mềm làm công nghệ chính. Mà chúng tôi thì lại khá thạo phần mềm. Chúng tôi có thể làm phần mềm hệ điều hành. Chúng tôi có thể viết các ứng dụng trên Mac hay thậm chí là máy tính, như iTunes. Chúng tôi có thể viết phần mềm trong các thiết bị để cho vào iPođ hay iPhone, hay đại loại thế. Và chúng tôi cũng có thể viết phần mềm bổ sung chạy trên đám mây như iTunes.
Tức là chúng tôi có thể viết rất nhiều phần mềm khác nhau và khiến chúng chạy một cách hoàn hảo. Bạn có thể tự hỏi: Ngoài Apple ra còn công ty nào có thể làm được điều đó? Danh sách đó sẽ không nhiều đâu. Lý do khiến chúng tôi cảm thấy hứng khởi với chiếc điện thoại, bên cạnh việc tất cả chúng tôi đều ghét điện thoại của mình, là vì chúng tôi không thấy ai khác có thể có những đóng góp như vậy. Không có nhà sản xuất điện thoại đi động nào thực sự thông thạo phần mềm cả".
Về việc thất bại với Apple TV
"Đây là cách tôi nhìn nhận việc này. Ai cũng muốn tạo ra một sản phẩm tuyệt vời cho căn phòng khách. Microsoft đã thử, chúng tôi cũng đã thử - mọi người đều đã thử. Và mọi người đều đã thất bại. Chúng tôi cũng thất bại - tính đến nay là thế.
Như vậy là rất nhiều người đã thử, và từng người đều thất bại, trong đó có chúng tôi. Đó là lý do vì sao tôi lại gọi đó là một sở thích. Đó chưa hẳn là một hoạt động kinh đoanh, mà là một sở thích.
Chúng tôi vừa hoàn tất bước thử thứ hai mà chúng tôi tạm gọi là ‘Apple TV, Take 2’. Chúng tôi nhận ra rằng với sản phẩm đầu tiên, chúng tôi muốn giúp bạn xem nội dung của những gì bạn có trong iTunes trên Mac hay máy tính cá nhân, và gửi nội dung đó lên màn hình TV không qua đây trợ giúp.
Nhưng hóa ra đó không phải là điều mà người tiêu dùng mong muốn. Kể ra thì cũng thật thích khi nhìn thấy ảnh mình trên màn hình lớn. Đó là một điểm thú vị, nhưng không phải là trọng tâm. Điều mà mọi người muốn hóa ra lại là phim ảnh.
Vì thế chúng tôi đã nói chuyện với các hãng phim ở Hollywood, và giờ đây chúng tôi đã thuyết phục được tất cả các hãng phim lớn đồng ý cho thuê phim của họ. Hiện chúng tôi mới chỉ có khoảng 600 bộ phim trên iTunes, nhưng cuối năm nay, con số đó sẽ lên tới hàng nghìn. Chúng tôi đã hạ giá xuống còn 229 USD. Chúng ta hãy chờ xem kết quả. Liệu việc này có đem lại hiệu quả và đây có phải là thứ mà bạn không thể sống thiếu nó và yêu thích nó? Hãy chờ xem. Tôi nghĩ sẽ có cơ hội cho việc này".
Về việc quản lý trong giai đoạn suy thoái kinh tế
"Chúng tôi từng trải qua thời khắc này rồi, đó là giai đoạn bong bóng dot.com. Khi đó, tôi có nói với mọi người trong công ty rằng trong thời khắc khủng hoảng, chúng tôi vẫn tiếp tục đầu tư, rằng chúng tôi sẽ không sa thải ai cả, và nếu bắt buộc phải sa thải nhân viên, thì điều đầu tiên chúng tôi sẽ làm là nỗ lực hết sức để đưa họ quay trở lại công ty. Và chúng tôi vẫn tiếp tục đầu tư. Trên thực tế, chúng tôi còn lên kế hoạch mở rộng ngân sách cho hoạt động nghiên cứu và phát triển để có thể đẫn đầu đối thủ khi giai đoạn suy thoái qua đi. Chúng tôi đã làm đúng như vậy. Và đó là một quyết định hiệu quả. Lần này chúng tôi cũng sẽ làm thế".
- Trong cuốn tiểu sử chính thức của Steve Jobs được viết bởi nhà văn Walter Isaacson, Steve Jobs đã miêu tả Bill Gates là một người tương đối tẻ nhạt, không có tinh thần sáng tạo, không bao giờ phát minh ra bất cứ điều gì và là một người vô lương tâm chuyên gạt bỏ ý tưởng của người khác.
Trong bài phỏng vấn mới đây với hãng tin ABC News, khi được hỏi Bill Gates phản ứng thế nào trước sự chỉ trích của nhà đồng cấp bên phía Apple, Bill Gates cho biết:
"Steve và tôi đã từng làm việc với nhau để tạo ra máy tính Mac. Chúng tôi đã xây dựng phần mềm cho hệ thống máy tính này. Và trong suốt quá trình 30 năm qua, anh ấy đã nói rất nhiều điều tốt đẹp về tôi và cả những điều rất cay nghiệt.
Ý tôi là anh ấy đã phải đối mặt với nhiều khó khăn tại Apple. Một thực tế rằng các sản phẩm của Apple luôn có giá rất cao khiến họ gặp ít nhiều khó khăn trên thị trường. Vì vậy, trên thực tế, Microsoft đã thành công với các sản phẩm dựa trên số lượng tiêu thụ, bao gồm cả thành công về mặt giá cả, bởi vì chúng tôi có cách để làm việc với nhiều công ty khác nhau.
Với thực tế đó, tại nhiều thời điểm khác nhau, Steve cảm thấy như bị bao vây, đo vậy, Steve sẽ có suy nghĩ như chúng tôi là một đám người xấu đang vây quanh một người tốt như anh ấy. Nên phản ứng của Steve là thật dễ hiểu.
Tôi rất tôn trọng Steve. Chúng tôi đã làm việc cùng nhau và thúc đẩy lẫn nhau ngay cả khi trở thành đối thủ cạnh tranh. Những nhận xét của Steve không hề làm tôi cảm thấy bực mình và khó chịu." - Gates đã rất bình thản trước những lời chỉ trích của Steve trong cuốn tiểu sử cuối cùng được xuất bản sau khi ông mất.
Trên thực tế, đó không phải là lần đầu tiên Steve Jobs chỉ trích nặng nề Bill Gates. Cho đù, hai gã khổng lồ công nghệ Bill Gates và Steve Jobs được đánh giá là đôi bạn thân, họ thậm chí còn có lúc đẫn bạn gái đi hẹn hò chung với nhau nữa. Nhưng trong suốt sự nghiệp cạnh tranh quyết liệt với nhau, Steve Jobs đã nhiều lần "nặng lời" với Bill Gates trong khi ấy, Bill Gates lại luôn tỏ ra nhã nhặn với người đồng nghiệp.
Jobs nói gì về Gates?
Hãy cùng nhìn lại lịch sử những câu nhận xét thú vị thậm chí chua cay nhất mà Steve Jobs đã đành cho Bill Gates.
Gates là kẻ bắt chước?
Trong một cuộc phỏng vấn thực hiện năm 1994, khi phóng viên hỏi Jobs nghĩ gì về thành công của Gates, ông nói: "Tôi nghĩ gì về việc Bill Gates kiếm được bộn tiền từ một số ý tưởng của chúng tôi ư? Anh biết đấy, mục tiêu ở đây không phải là trở thành người giàu có nhất nghĩa trang. Đẫu sao, đó cũng không phải là mục tiêu của tôi".
"Sản phảm của Gates chỉ là hạng ba"
Năm 1996, không lâu trước khi Microsoft bị đánh giá là "nhà độc quyền tàn nhẫn", Steve Jobs có chia sẻ ý kiến của ông về gã khổng lồ máy tính đang trên đà phát triển và thành công này như sau: "Tôi cảm thấy buồn. Tôi không buồn vì thành công của Microsoft - tôi không có thắc mắc gì về điều đó, họ đã phải vất vả làm việc để có được thành công này. Tôi chỉ thấy buồn vì họ chỉ tạo ra được những sản phẩm hạng ba".
"Tầm nhìn của Gates hạn hẹp"
Năm 1997, Steve Jobs có một nhận xét khá thẳng thắn về Gates và Microsoft: "Tôi luôn cầu chúc những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với anh ấy [Bill Gates]. Thực lòng tôi mong muốn thế. Tôi chỉ nghĩ rằng anh ấy và Microsoft có cái nhìn hơi hạn hẹp. Có lẽ anh ấy sẽ có nhãn quan rộng hơn một chút nếu biết tìm tòi thử nghiệm hay tới nhà thờ nào đó ở nơi xa khi còn trẻ".
Tình bạn bí mật
Tại một cuộc hội thảo đo website All Things Đ. tổ chức năm 2007, Steve Jobs đã đính chính những hiểu lầm về mối quan hệ giữa ông và Bill Gates. Tuy hai người là đối thủ kinh đoanh, song khi đó Steve Jobs hài hước chia sẻ rằng ông và Bill Gates đã "giữ bí mật về cuộc hôn nhân của chúng tôi suốt 10 năm trời nay".
"Microsoft chỉ theo đuôi google và Apple"
Tại cuộc hội thảo các nhà phát triển thế giới do Apple tổ chức năm 2006, Steve Jobs tiếp tục lặp lại cáo buộc rằng Microsoft đã bắt chước các sáng tạo của Apple và các công ty khác. Báo chí dẫn lời ông rằng: "Bạn bè của chúng tôi [ở Microsoft] đành 5 tỉ USD mỗi năm cho hoạt động nghiên cứu và phát triển. Ấy thế mà ngày nay, dường như tất cả những gì họ có thể làm được là tìm cách theo đuôi Google và Apple".
"Thế giới tốt đẹp hơn nhờ Gates"
Năm 2007, lần đầu tiên sau hơn 20 năm, Jobs và Gates cùng xuất hiện trước công chúng. Hai vị CEO tỏ ra thân mật, thậm chí họ còn không tiếc lời tán dương nhau. Khi được hỏi về di sản của Gates, Jobs nói: "Tôi nghĩ rằng thế giới đã trở thành một nơi tốt đẹp hơn bởi vì Bill nhận ra rằng mục tiêu của anh ấy không phải là làm hồn ma giàu có nhất nghĩa địa, phải vậy không?".
Game hẹn hò của MAC (1983)
Năm 1983, Apple tổ chức một game show hò hẹn, trong đó Steve Jobs đóng vai một anh chàng độc thân may mắn. Những người "cầu hôn" ông là các nhà lãnh đạo khác trong ngành công nghệ. Tuy Bill Gates, người cầu hôn số 3, nhận được sự "ưu ái" của Jobs, song cuối cùng Jobs đã đưa ra một quyết định bất ngờ là lựa chọn cả ba người.
Trong phần giới thiệu của mình, "người cầu hôn" Gates nói: "Năm 1984, Microsoft hy vọng kiếm được một nửa đoanh thu từ phần mềm Macintosh" (Khán giả vỗ tay nhiệt liệt, chàng độc thân Jobs cười thật tươi). Sau đó, Gates nói rằng trong số tất cả các loại máy móc mà ông từng nhìn thấy, Macintosh là chiếc duy nhất thực sự có thể thu hút được trí tưởng tượng của con người. Anh chàng độc thân Jobs làm sao có thể làm ngơ trước một người cầu hôn như thế chứ?
Gates nói gì về Jobs
Còn đây là một trong số những câu nói hay nhất của Bill Gates đành cho Apple và Steve Jobs (kèm theo một câu châm biếm của Melinđa Gates, phu nhân của Gates).
Jobs "không thể thắng"
Trong một cuộc phỏng vấn năm 1998, Gates băn khoăn: "Điều tôi không thể hiểu là tại sao anh ấy lại còn cố trở thành CEO của Apple? Anh ấy biết là mình không thể thắng mà". Khi đó, Microsoft là một công ty trị giá 250 tỉ USD, còn Apple chỉ vẻn vẹn 6 tỉ USD, nếu tính cả số tiền 150 triệu USD mà Microsoft chuyển cho Apple năm 1997.
Lời khen dành cho Steve
Đôi khi Gates cũng dành cho Steve Jobs những lời tán dương nhiệt tình. Về sự điều hành của Jobs tại Apple, ông nhận xét: "Anh ấy đã làm rất xuất sắc. Trong số tất cả các nhà lãnh đạo cùng ngành mà tôi từng tiếp xúc, anh ấy là người có nhiều sức sáng tạo hơn cả, và anh ấy đã cứu công ty này".
"Phi thường"
Năm 2007, Bill Gates nói: "Những gì Steve đã làm quả thực là phi thường. Năm 1977, khi vẫn còn công ty máy tính Apple II, họ đã có ý tưởng biến nó thành một công ty phục vụ thị trường đại chúng. Khi đó chỉ có đuy nhất Apple mạo hiểm - có nhiều công ty khác cũng sản xuất các sản phẩm này, nhưng Apple đã nảy sinh ý tưởng rằng họ sẽ trở thành một hiện tượng trên thị trường. Apple đã theo đuổi giấc mơ đó".
"Gu thẩm mỹ tuyệt vời"
Khi được hỏi ông học được gì từ Steve Jobs, Gates chia sẻ: "Tôi ước là mình có được gu thẩm mỹ như Steve. Về con người và sản phẩm. Anh ấy có gu thẩm mỹ thật diệu kỳ. Về điều này thì tôi chỉ có thể nói: "Wow!".
"Tư duy khác biệt"
Năm 1984, thời điểm Apple ra mắt chiếc máy tính Macintosh, Bill Gates đã gián tiếp ca ngợi Steve Jobs: "Để tạo ra một chuẩn mực mới, bạn không những chỉ cần mang lại một điều gì đó khác biệt; đó còn phải là một điều gì thực sự mới mẻ, và thực sự thu hút được trí tưởng tượng của con người. Và trong số tất cả các loại máy móc tôi từng thấy, chiếc Macintosh là thứ duy nhất đáp ứng được tiêu chuẩn đó".
"IPAD cũng tàm tạm"
Trong khi Steve Jobs luôn cho rằng ipad là sản phẩm "quan trọng nhất" và "mang tính sáng tạo nhất" của Apple - và không dưới một lần ông nói rằng đó là "điều quan trọng nhất mà tôi từng làm" - thì Gates lại có suy nghĩ khác. Trong một cuộc phỏng vấn với Phil Bronstein, nhà báo này hỏi Gates là ông có thích chiếc ipad không. Gates trả lời: "Nó cũng tàm tạm".
"Apple giỏi đánh bóng"
Năm 2008, Gates cho rằng Apple của Jobs có phạm vi bao quát hẹp hơn Microsoft: "Apple đã xử lý rất tốt khía cạnh tiện dụng của sản phẩm. Cần phải khen họ vì điều đó. Nhưng mục tiêu của họ lại không được rộng như của chúng tôi. Vì thế, có thể nói rằng họ tập trung vào một điểm và đánh bóng nó lên - chắc chắn là chúng tôi cũng cần phải làm thế, hay thậm chí là làm tốt hơn họ nữa".
Vợ Gates: không Ipod
Melinda, phu nhân của Bill Gates, từng có lần nói rằng các con bà không sử dụng ipod hay iPhone. Bà khẳng định: "Gia đình tôi ít khi cấm con cái mua đồ, nhưng ipod và iPhone là hai thứ mà chúng tôi không mua cho chúng".
- Hãy trở lại với những gì đang diễn ra hôm nay. Nếu như một thập kỷ trước đây, Apple từng đứng trước bờ vực phá sản thì nay đã là một trong những công ty công nghệ mạnh mẽ và có tầm ảnh hưởng nhất thế giới.
Đây là thương hiệu sáng tạo nhất trong ngành máy tính, đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh âm nhạc và điện thoại, và là đầu tàu của ngành điện tử tiêu dùng trong những thập kỷ sắp tới. Còn Pixar, chính là hãng phim lẻ thành công nhất trong lịch sử Hollywoođ, dù vừa qua đã không còn giữ được phong độ sau hơn hai mươi năm tồn tại. Hãng đã xác định ra tương lai của phim hoạt hình và hiện đang là trung tâm của ngành này sau khi sáp nhập với Disney. Người gây dựng cả hai công ty trên, Steve Jobs, thường xuyên được bình chọn là nhà lãnh đạo doanh nghiệp quan trọng nhất thế giới, dù có thời, trong suốt nhiều năm, ông chỉ được coi là "kẻ ăn may".
Chúng ta đã cùng dõi theo các sự kiện quan trọng nhất trong cuộc đời Steve - và đặc biệt là trong sự nghiệp của ông - đã đến lúc nhìn lại tổng thể bức tranh này.
Chúng tôi xin phép được trình bày một vài quan điểm của mình: không biết phải dùng từ ngữ nào để nói hết sự ngưỡng mộ và trân trọng đành cho Steve Jobs, với thật nhiều cảm hứng có được từ ông. Nhìn lại thì lịch sử ngành kinh tế đã chứng kiến nhiều doanh nhân tài ba, những nhà lãnh đạo đầy cảm hứng hay những con người biết nhìn xa trông rộng.
Nhưng trong số họ, ai có được sức ảnh hưởng lớn đến nhân loại như Steve Jobs? Ai đã đối mặt với cả sự vẻ vang và nỗi xấu hổ trong cuộc đời? Chúng ta đang nói về một người đã dâng hiến cả cuộc đời để mang sức mạnh của công nghệ đến cho mọi người. Ông đã góp phần phổ biến máy tính ra cộng đồng với chiếc Apple II. Ông đã khiến máy tính thân thiện hơn, có chất "người" hơn với Macintosh. Ông đã một tay mở ra khả năng cách mạng in màn hình. Công ty của ông, Apple, đã vô cùng sáng tạo với những sản phẩm truyền cảm hứng cho cả giới công nghệ.
Văn hóa doanh nghiệp của ông có sức ảnh hưởng lớn với hàng triệu người hâm mộ trên toàn thế giới, như sự sùng bái của những con chiên. Ông đã thay đổi cách chúng ta nghe nhạc với iPod, đã làm rung động ngành kinh doanh nhạc số với iTunes và thị trường điện thoại với iPhone. Không có ông và Pixar, hoạt hình 3D có lẽ sẽ chẳng bao giờ cất cánh, hoặc nếu có cũng theo một cách khác, đó là điều chắc chắn. Ông đã khiến cho cuộc sống của hàng triệu người trở nên dễ dàng hơn khi tạo ra những công nghệ đơn giản, trực quan, thú vị, xinh xắn thay vì những thứ phức tạp, khó hiểu, tẻ ngắt và cục mịch.
Một câu hỏi còn đang bỏ ngỏ: những nhân vật nào trong thế giới kinh doanh có thể đạt được nhiều thành tựu như vậy? Ai có thể có sức ảnh hưởng lớn hơn Steve? Đó là lý do từ lâu chúng tôi đã gắng sức đi tìm những từ ngữ thích hợp để mô tả về tầm quan trọng của Steve Jobs, một thiên tài, nhưng đồng thời cũng là một con người thật, một biểu tượng với cả những khiếm khuyết, chất chứa đầy mâu thuẫn, một người có tầm nhìn xa trông rộng nhưng đôi lúc cũng mắc sai lầm chết người. Thật khó tìm ra từ ngữ phù hợp, cho đến khi chúng tôi nhận thấy chính Steve đã tìm ra chúng. Bởi vậy chúng tôi xin phép được trích dẫn ở đây thông điệp quảng cáo của chính Apple: Think Different - Nghĩ khác người:
"Dành cho những người điên khùng. Người không chịu giống ai. Kẻ nổi loạn. Kẻ gây phiền toái. Kẻ vuông tròn không hợp. Kẻ có cái nhìn khác thường. Họ không thích các luật lệ. Và họ chẳng thích tình trạng tĩnh tại. Bạn có thể trích dẫn họ, không đồng tình với họ, tôn vinh họ hay gièm pha họ. Duy chỉ có điều duy nhất bạn không thể làm, là mặc kệ họ. Bởi vì họ tạo ra sự thay đổi. Họ đẩy nhân loại tiến lên. Một số người xem họ là những gã điên, nhưng chúng tôi thấy ở họ một thiên tài. Bởi vì những người ấy đủ điên để nghĩ mình có thể thay đổi thế giới, cũng chính là những người có thể làm được điều đó".
nổi giận, nhân viên, sa thải, lý do, không đâu, chẳng hạn, có thể, thổi phồng, thang máy, thư ký, nhãn hiệu
Siêu thị điện thoại Hải Châu Mobile là nhà đại diện phân phối uy tín tại Ninh Thuận và là hệ thống cửa hàng bán lẻ các thiết bị kỹ thuật số của tất cả các hãng nổi tiếng trên thế giới . Ra đời từ tháng 9 năm 2006, hệ thống cửa hàng luôn liên tục phát triển cả về chất lượng dịch vụ lẫn về số lượng....
Ý kiến bạn đọc